Quy trình sản xuất găng tay cao su Công Nghệ Cao

DonganhSF

688 lượt xem

18/04/2024

Quy trình sản xuất găng tay cao su Nitrile, Latex,… bao gồm rất nhiều bước từ vệ sinh khuôn, định hình găng tay, lưu hóa đến hoàn thiện và đóng gói. Đây là quy trình căn bản, được áp dụng với hầu hết các loại găng tay cao su trên thị trường. Trong bài viết sau, Vật tư Công nghiệp Đông Anh sẽ chia sẻ quy trình 10 bước để tạo nên một đôi găng tay cao su hoàn chỉnh. 

1. Bước 1: Vệ sinh khuôn găng tay cao su

Vệ sinh khuôn găng tay được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất găng tay cao su. Bởi các vết bẩn hoặc tạp chất từ mẻ găng tay trước có thể còn sót lại, bám lên khuôn gây ảnh hưởng đến chất lượng của mẻ găng tay kế tiếp. Bước này cũng đảm bảo cho khuôn ở trạng thái tốt nhất để các sản phẩm mới được tạo hình chính xác, đồng đều.

Quy trình vệ sinh, làm sạch khuôn găng tay lại bao gồm nhiều công đoạn nhỏ và tỉ mỉ hơn, cụ thể như sau:

1.1. Chà rửa khuôn găng tay

Quy trình

  • Các khuôn găng tay sẽ được rửa trong nước có xà phòng để làm sạch tạp chất còn sót lại sau mẻ làm găng tay cao su gần nhất.
  • Khuôn được nhúng qua chất tẩy trắng HNO3 3~4% để loại bỏ từng vết bẩn nhỏ để không tạo ra lỗ hổng/lỗi cho đợt làm găng tay sắp đến.
  • Khuôn găng tay đi qua các bàn chải xoay tròn. Phần lông cứng của bàn chải giúp kỳ cọ bề mặt khuôn và những phần tiếp khó tiếp xúc như ngón tay, kẽ tay. 

Điều kiện:

  • Bể rửa khuôn luôn được khống chế nhiệt độ khoảng 45 ± 15𝇈C.
  • Nước rửa phải ở trạng thái chảy tràn và thay mới liên tục sau mỗi 8h để tránh nhiễm khuẩn và đảm bảo độ sạch tối đa.
  • Chổi chà rửa phải thường xuyên được kiểm tra và thay mới khi có dấu hiệu mòn đi.
Các bước vệ sinh khuôn trước khi bắt đầu quy trình sản xuất găng tay cao su (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Các bước vệ sinh khuôn trước khi bắt đầu quy trình sản xuất găng tay cao su Nitrile, Latex (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

1.2. Ngâm rửa bằng nước nóng

Quy trình: Dây chuyền đưa các khuôn găng tay qua bể nước nóng để lấy đi toàn bộ chất bẩn và các axit còn bám trên khuôn.

Điều kiện

  • Bể rửa nước nóng cần duy trì ở mức nhiệt 80 ± 15𝇈C.
  • Nước rửa khuôn luôn chảy tràn và thay mới liên tục sau mỗi lần rửa axit. 

1.3. Sấy khô khuôn

Sau khi ngâm rửa bằng nước nóng, các khuôn găng tay sẽ tự động xoay tròn trong 5 – 10 phút. Công đoạn này nhằm loại bỏ hoàn toàn nước trên bề mặt khuôn để dễ dàng thao tác ở các bước sản xuất tiếp theo.

Khuôn găng tay cần được sấy khô trước khi thực hiện công đoạn tiếp theo (Nguồn: Sưu tầm)
Khuôn găng tay cần được sấy khô trước khi thực hiện công đoạn tiếp theo (Nguồn: Sưu tầm)

2. Bước 2: Tẩm hóa chất

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất găng tay cao su đó là công đoạn tẩm hóa chất, giúp tạo 1 lớp màng mỏng trên bề mặt khuôn gốm để cao su lỏng có thể bám vào dễ dàng hơn và không bị dính lại trên khuôn găng tay. Quy trình nhúng hóa chất sẽ bao gồm 2 bước bên dưới.

2.1. Nhúng khuôn qua thuốc đông đặc tinh bột & sấy khô

Quy trình: Sau bước sấy khô, dây chuyền găng tay sẽ di chuyển đến một bể hóa chất đông đặc tinh bột để tạo một lớp màng mỏng. Công đoạn này giúp tăng độ kết dính cho khuôn ở bước nhúng mủ cao su.

Điều kiện

  • Chất đông đặc là CaCl2 với hàm lượng 83% và có độ nhớt thích hợp.
  • Nhiệt độ của bể đông đặc khoảng 65 ± 5𝇈C.
  • Sau thời gian từ 50 – 60 phút, thuốc đông đặc nhúng khuôn cần được khuấy toàn bộ một lần.
  • Sau 4 – 8 ngày sử dụng, bể chứa thuốc đông đặc phải được thay mới hoàn toàn.

2.2. Nhúng khuôn qua thuốc đông đặc CaCO3 & sấy khô

Quy trình: Khuôn sản xuất găng tay cao su tiếp tục di chuyển đến bể nhúng thuốc đông đặc CaCO3. Bước này giúp tùy chỉnh độ dày/mỏng của găng tay vừa giúp thành phẩm dễ dàng thoát khuôn ở công đoạn hoàn thiện.

Điều kiện

  • Hàm lượng các chất CaCO3 và CaCl2 lần lượt được không chế ở 155% và 103%.
  • Nồng độ CaCO3 phải được đo lại liên tục 2h/lần giữa các lần giao ca.
  • Nhiệt độ bể nhúng CaCO3 phải đạt 45 ± 15𝇈C.
  • Nhiệt độ sấy khô găng tay phải đạt 95 ± 5𝇈C.
  • Tùy từng mùa, mức nhiệt sấy khô khuôn găng tay cần thay đổi thích hợp. Vào mùa hè (tháng 7 – tháng 9) phải giữ ở nhiệt độ thấp nhất cho phép và mở cửa tản nhiệt để làm giảm nhiệt độ.
Công đoạn nhúng khuôn gốm qua thuốc đông đặc CaCl2 và CaCO3 trong quy trình sản xuất găng tay cao su sẽ giúp tạo ra một lớp màng mỏng, tạo điều kiện để cao su lỏng bám vào (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Công đoạn nhúng khuôn gốm qua thuốc đông đặc CaCl2 và CaCO3 trong quy trình sản xuất găng tay cao su sẽ giúp tạo ra một lớp màng mỏng, tạo điều kiện để cao su lỏng bám vào (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

XEM THÊM: Găng tay chống hóa chất nitrile NL15 LOẠI DÀI, CHỐNG AXIT

3. Bước 3: Nhúng khuôn găng tay vào cao su lỏng

Cao su lỏng thường được làm từ cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (nhân tạo). Cao su tự nhiên được hóa lỏng khi áp dụng các phương pháp như sử dụng nhiệt độ cao, các dung môi hữu cơ và một số chất xúc tác. Quy trình hoá lỏng cao su nhân tạo cũng tương tự như trên nhưng cần dung môi mạnh hơn và nhiệt độ cao hơn vì chúng kém tan hơn. 

Quy trình:

  • Khuôn gốm được di chuyển qua bồn chứa cao su lỏng ấm có thêm các chất tăng cường độ bền. Hóa chất trên bề mặt khuôn sẽ phản ứng với cao su lỏng tạo thành lớp gel bao xung quanh.
  • Sau khi phủ gel, khuôn được xoay tròn để rũ đi các giọt thừa trước khi đến lò sấy. Bước này giúp bề mặt găng tay được phủ đều cao su và hạn chế các chi tiết thừa gây mất thẩm mỹ.

Điều kiện:

  • Bồn mủ cao su cần duy trì pH từ 9 – 11 và CTR từ 3 – 3+.
  • Hàm lượng chất rắn đạt điều kiện trong bể ngâm là khoảng 30.
  • Nhiệt độ keo phải duy trì trong khoảng 30 ± 10°C.
  • Mỗi 50 – 60 phút cần cạo bể keo 1 lần, đảm bảo bề mặt không chứa rác keo hoặc chất bẩn.
  • Lọc trộn lại nhũ tương trong bể cần được thực hiện mỗi 20 – 30 ngày, sử dụng lưới lọc 0.1875mm. Nếu phát hiện kết tụ thành cục hoặc dạng hoa tuyết, cần lọc lại trước và sau đó xử lý lọc thải.
  • Rửa lưới lọc mỗi giờ và ghi lại quá trình.
  • Đảm bảo mặt thoáng của keo liệu luôn duy trì trạng thái chảy và bơm tuần hoàn hoạt động liên tục. Nếu phát hiện cục kết tụ hoặc dạng hoa tuyết thì cần tắt bơm và lọc trộn lại trước khi bật bơm.
  • Sử dụng nước sạch để rửa lại bộ cạo nhũ keo.
Quy trình nhúng khuôn gốm qua cao su lỏng và rũ đi các giọt thừa bám trên bề mặt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Quy trình nhúng khuôn gốm qua cao su lỏng và rũ đi các giọt thừa bám trên bề mặt (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

4. Bước 4: Sấy tiền lưu hóa cao su

Trong quy trình sản xuất găng tay cao su hay sản xuất loại Nitrile, Latex,… công đoạn sấy tiền lưu hóa là bước làm khô một nửa gel cao su và định hình lại thành dạng bàn tay. Quy trình này giúp biến đổi cao su từ thể lỏng thành thể rắn, có tính dẻo và đàn hồi hơn.

Quy trình: Di chuyển đến một lò sấy. Dưới nguồn nhiệt cao, cao su lỏng sẽ khô lại thành dạng bàn tay và lưu hóa để tăng cường độ đàn hồi và tính dẻo.

Điều kiện: Sấy tiền lưu hóa ở mức nhiệt từ 70 – 90°C để ngăn ngừa sự co ngót đột ngột có thể dẫn đến hình thành các vết nứt trên găng tay. 

Sấy tiền lưu hóa giúp làm khô một nửa gel cao su lỏng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Sấy tiền lưu hóa giúp làm khô một nửa gel cao su lỏng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>>> Nếu bạn muốn mua găng tay cao su số lượng lớn thì hãy cùng tìm hiểu các công ty sản xuất bao tay cao su tại đây.

5. Bước 5: Tách chiết

Tách chiết là quá trình loại bỏ các chất tan trong nước như chất hoạt động bề mặt, muối canxi, các chất bẩn/tạp chất, protein có trong cao su… Bước này nhằm tăng các đặc tính cơ học của găng tay cao su như độ kéo giãn, độ bền, khả năng trượt…

Quy trình: 

  • Rửa trôi gel ướt: Lớp latex trên bề mặt khuôn sẽ được ngâm nước nóng (50 – 70℃) trong vòng từ 1 – 5 phút nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất tan trong nước như chất hoạt động bề mặt và muối canxi. 
  • Phủ lớp polyme: Khi sản xuất các loại găng tay không bột, bề mặt găng tay sẽ được phù thêm một lớp polyme phân tán như acrylic và polyurethane.

Điều kiện:

  • Nhiệt độ bồn tách chiết luôn duy trì từ 50 – 70𝇈C, không vượt quá 70𝇈C vì có thể làm nứt, vỡ lớp gel ướt.
  • Nhiệt độ chiết lọc lần 1 nằm trong khoảng 50 ± 15𝇈C.
  • Mực nước trong bồn ngâm là khoảng 3000ml/phút.
  • Cần xả cạn bồn và thay nước mới trước khi rửa axit hoặc khi không sản xuất. 

6. Bước 6: Cuốn cổ tay/se viền găng tay

Công đoạn se viền găng tay/cuốn cổ tay trong quy trình sản xuất găng tay cao su giúp quá trình tháo sản phẩm ra khỏi khuôn được dễ dàng hơn và thuận tiện khi sử dụng. 

Quy trình: Dây chuyền găng tay sẽ quay tròn qua những bàn chải cuốn cổ tay. Phần chổi lăn sẽ cuốn mép viền xuống dưới khoảng vài centimet và tạo thành cuộn vòng.

Điều kiện: 

  • Phần mép găng tay (5 – 10cm đầu tiên) cần phải khô ráo hoàn toàn khi đi qua bàn chải cuốn mép.
  • Trong quá trình sản xuất, dây chuyền cuốn cổ tay cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo lô cuộn không bám keo, bám bẩn.
Quy trình cuốn cổ tay/se viền găng tay cao su (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Quy trình cuốn cổ tay/se viền găng tay cao su (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>>> Tham khảo thêm bài biết TOP 7 nhà máy sản xuất găng tay cao su xuất khẩu lớn nhất Việt Nam được chia sẻ chi tiết bởi Vật Tư Đông Anh.

7. Bước 7: Sấy khô và lưu hóa găng tay

Sấy khô và lưu hóa là 2 bước quan trọng giúp găng tay cải thiện độ bền và độ đàn hồi tốt hơn. Bước làm khô cần được thực hiện dần dần để hạn chế sự co ngót dẫn đến nứt, vỡ găng tay.

Quy trình: Các khuôn găng tay được di chuyển đến lò sấy để tiến hành làm khô và lưu hóa. Khuôn lần lượt được sấy ở các mức nhiệt thấp hơn 80 – 90℃ và dần dần tăng lên trên mức 100º – 140ºC.

Điều kiện:

  • Mức nhiệt độ sấy khô màng là 135 ± 25𝇈C, nếu nhiệt độ không đạt phải giảm tốc độ sấy.
  • Các tủ sấy lưu hóa lần lượt có các mức nhiệt khác nhau: tủ 1,2,4,5 ở mức 110 – 140𝇈C; tủ 3 ở mức  80 – 120𝇈C.
Trong quy trình sản xuất găng tay cao su, công đoạn sấy khô găng tay và lưu hóa qua nhiều mức nhiệt khác nhau giúp tăng độ bền và độ đàn hồi cho bao tay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trong quy trình sản xuất găng tay cao su, công đoạn sấy khô găng tay và lưu hóa qua nhiều mức nhiệt khác nhau giúp tăng độ bền và độ đàn hồi cho bao tay (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Tìm hiểu thêm sản phẩm găng cao su Siêu Dai, Siêu Bền, Giá Cực Rẻ, xem ngay găng tay NitrilStat Glove

3. Bước 3: Nhúng khuôn găng tay vào cao su lỏng

8. Bước 8: Phủ màu

Phủ màu là bước quan trọng giúp tăng cường độ bền của găng tay cao su. Mỗi màu sắc sẽ nói lên độ bền và cách sử dụng khác nhau của sản phẩm. Bên dưới là quy trình chi tiết và điều kiện khi phủ màu cho găng tay cao su:

Quy trình

  • Các dây chuyền găng tay được lần lượt phủ màu theo mục đích sử dụng và độ bền mong muốn. Ví dụ: găng tay vệ sinh màu cam có độ bền tốt nhất, có thể sử dụng nhiều lần; găng tay y tế màu xanh/trắng có độ bền thấp hơn và chỉ dùng 1 lần. 
  • Sau khi phủ màu toàn bộ bề mặt, găng tay sẽ được sấy khô lần cuối.

Điều kiện: Mỗi loại găng tay cao su sẽ được đặc chế với công thức riêng về màu sắc, độ bền và các đặc tính khác.

9. Bước 9: Làm sạch găng tay với nước Clo

Clo là một chất khử trùng mạnh và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và các tạp chất còn sót lại trên bề mặt găng tay ở các bước trên. Bước này giúp đảm bảo thành phẩm thu được luôn sạch sẽ, an toàn và không gây dị ứng khi sử dụng.

Quy trình

  • Các khuôn găng tay lần lượt được nhúng qua bể nước sạch số 1, sau đó ngâm trong bồn chứa nước Clo. 
  • Găng tay sẽ được rửa lại 3 lần nữa ở các bể nước sạch số 2, 3, 4.

Điều kiện

  • Nước Clo trong bể ngâm cần đảm bảo hàm lượng 250 ± 25PPm.
  • Bể chứa nước Clo phải được kiểm tra liên tục mỗi giờ.
  • Khi không sản xuất hoặc rửa axit, nước Clo cần được thu hồi vào téc chứa chuyên dụng.
  • Các bể nước sạch cần khống chế lưu lượng ở 3000ml/phút.
Găng tay cao su được khử trùng lần cuối bằng cách nhúng qua bể chứa nước Clo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Găng tay cao su được khử trùng lần cuối bằng cách nhúng qua bể chứa nước Clo (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

>>> Bao ngón cao su là một sản phẩm linh hoạt và dễ di chuyển hơn trong việc thao tác công việc so với găng tay cao su, cùng tham khảo thêm bao ngón cao su mua ở đâu CHẤT LƯỢNG, GIÁ RẺ tại đây.

10. Bước 10: Gỡ găng tay và kiểm tra chất lượng

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất găng tay cao su nhằm kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm, giúp phát hiện lỗi để xử lý kịp thời. Chi tiết công đoạn gỡ găng tay và kiểm tra chất lượng mời bạn đọc theo dõi dưới đây.

Sau khi hoàn tất quá trình làm sạch bằng nước Clo, găng tay sẽ được tháo rời khỏi khuôn. Đối với găng tay Nitrile thường có độ bám dính cao, các công nhân sẽ trực tiếp thao tác bằng cách nắm vào phần cổ găng tay và kéo ra khỏi khuôn gốm. Còn loại găng tay cao su tự nhiên sẽ được lấy ra bằng cách sử dụng các máy thổi khí áp suất.

Tiếp đến, các công nhân sẽ kéo dãn và bơm hơi vào găng tay để kiểm tra lỗ thủng và loại ngay sản phẩm nếu phát hiện lỗi dù là nhỏ nhất. Sau đó, họ tiếp tục lấy ra một mẫu găng tay của mỗi mẻ, bơm nước vào để kiểm tra rò rỉ. Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, toàn bộ mẻ găng tay đó sẽ được thông qua. Việc kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm bảo toàn bộ găng tay sản xuất ra sẽ có chất lượng tốt và an toàn cho người sử dụng.

Bạn đã biết chính xác các địa chỉ mua bao tay cao su ở đâu uy tín, giá tốt chưa? Hãy cùng Đông Anh Tổng hợp 7 điểm bán găng tay cao su chất lượng, được khách hàng tin dùng nhất 2024 tại đây.

Găng tay sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi đóng gói
Găng tay sau khi sản xuất sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ càng trước khi đóng gói

Trên đây là 10 bước cụ thể của một quy trình sản xuất găng tay cao su, có thể áp dụng cho găng tay Latex và Nitrile. Mỗi công đoạn lại gồm các bước nhỏ khá phức tạp, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao của từ dây chuyền đến nhân công. Việc đảm bảo quy trình sẽ giúp tạo ra những chiếc găng tay an toàn, đạt chuẩn và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Để nắm rõ hơn về chi phí và lựa chọn phù hợp, bạn có thể tham khảo giá găng tay cao su từ Đông Anh Safety.

Nếu bạn cũng quan tâm đến các dòng bao tay cao su và các thông tin liên quan đến sản phẩm, đừng quên theo dõi Vật tư Công nghiệp Đông Anh qua các kênh sau đây để cập nhật thêm thông tin:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng