Găng tay Latex là gì: 5 điều CHẮC CHẮN phải biết rõ!

DonganhSF

179 lượt xem

27/01/2024

“Găng tay Latex là gì?”, “Găng tay Latex có phải găng tay cao su không?”… là những băn khoăn của người tiêu dùng khi tìm hiểu về loại găng tay này. Găng tay Latex hay còn gọi là găng tay cao su tự nhiên, thường có màu trắng ngà và độ nhạy rất tốt nên được dùng phổ biến trong lĩnh vực y tế và một số ngành công nghiệp nhẹ.

Trong bài viết này, hãy cùng Vật tư Công nghiệp Đông Anh khám phá tất tần tật các thông tin quan trọng về găng tay Latex trước khi chọn mua nhé.

1. Găng tay Latex là gì?

Găng tay Latex là một loại găng tay có thành phần 100% từ mủ của cây cao su tự nhiên. Trong quá trình sản xuất, mủ cao su sẽ được trộn lẫn cùng các chất xúc tác để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Găng tay Latex có một số đặc điểm nổi bật như:

  • Có khả năng phân hủy sinh học, thân thiện với môi trường.
  • Độ co giãn tốt, ôm sát ngón tay, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
  • Độ dày vừa phải hoặc rất mỏng từ 1.5 mil – 5 mil, giúp tăng khả năng cảm nhận, phù hợp với những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao.
  • Khả năng chống thấm nước, kháng các hóa chất nhẹ, giúp bảo vệ da tay khỏi các tác nhân gây hại.
  • Một số loại găng tay Latex có thể gây kích ứng, mẩn ngứa với những người có làn da nhạy cảm.

Găng tay Latex có phần cổ tay được thiết kế se viền chống tuột, giúp người dùng thao tác dễ dàng hơn. Sản phẩm thường có màu trắng ngà của cao su tự nhiên, ngoài ra còn có màu xanh nhạt hoặc các màu trung tính. Găng tay Latex cũng có nhiều kích cỡ và độ dày khác nhau từ 4 – 8mil (tùy phân loại).

Găng tay Latex là gì? Găng tay Latex là loại găng tay làm từ mủ cao su tự nhiên (Nguồn ảnh: Internet)
Găng tay Latex là gì? Găng tay Latex là loại găng tay làm từ mủ cao su tự nhiên (Nguồn ảnh: Internet)

>>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm dòng sản phẩm găng tay Nitrile là gì đồng thời so sánh điểm khác biệt của 2 loại Latex và Nitrile tại đây.

2. 2 loại găng tay Latex phổ biến nhất

Găng tay Latex thường được phân loại thành găng tay Latex có bột và găng tay Latex không bột. Dưới đây là đặc điểm nổi bật của 2 loại găng tay Latex: 

Bảng so sánh găng tay Latex có bột và găng tay Latex không bột
Bảng so sánh găng tay Latex có bột và găng tay Latex không bột

Lưu ý: Độ nhạy cảm là cảm nhận khi cầm nắm đồ vật (sau khi đeo găng tay)

2.1. Găng tay Latex có bột

Găng tay Latex có bột là loại găng tay khá mỏng và dính vì được làm hoàn toàn từ cao su tự nhiên. Do đó, trong quá trình sản xuất, sản phẩm đã được thêm 1 lượng nhỏ bột bắp để hạn chế ma sát và thuận tiện sử dụng. Dưới đây là một số ưu nhược điểm nổi bật của găng tay Latex có bột: 

1- Ưu điểm

  • Dễ dàng đeo vào/tháo ra nhờ lớp bột bắp bên trong găng tay, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thông thoáng và thoải mái khi mang. 
  • Găng tay Latex có bột tương đối bền, độ co giãn và đàn hồi tốt.

2- Nhược điểm

  • Độ nhạy cảm kém do lớp bột bắp bên trong có thể gây trơn trượt, khó khăn khi thao tác.
  • Dễ gây dị ứng, nổi mẩn ngứa với những làn da nhạy cảm với bột bắp.
  • Gây mất vệ sinh vì lượng bột trong găng tay có thể rơi vãi vào thức ăn, quần áo hoặc các đồ dùng khác khi tháo ra. 
  • Dễ gây viêm nhiễm khi bột trong găng tay Latex tiếp xúc với vết thương hở trên tay.
Găng tay Latex có bột là loại găng tay cao su y tế được phủ lớp bột bắp trong găng tay và thường dùng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe (Nguồn ảnh: Internet)
Găng tay Latex có bột là loại găng tay cao su y tế được phủ lớp bột bắp trong găng tay và thường dùng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe (Nguồn ảnh: Internet)

2.2. Găng tay Latex không bột

Găng tay Latex không bột cũng được làm từ cao su tự nhiên nhưng không có lớp bột bắp bên trong, trên bề mặt của sản phẩm thường được phủ một lớp polymer hoặc Clo. Găng tay Latex không bột có một số ưu nhược điểm nổi bật như sau: 

1- Ưu điểm

  • Độ nhạy cảm xúc giác cao, giúp các thao tác được chính xác và thuận tiện hơn.
  • Độ co giãn rất tốt, vừa vặn với bàn tay, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

2- Nhược điểm

  • Không phù hợp với những đối tượng có cơ địa dễ đổ mồ hôi tay.
  • Kích thước khá chặt và khít của găng tay Latex không bột thường gây cảm giác hầm, bí và khó mang vào/cởi ra. 
  • Giá thành cao hơn bởi quy trình sản xuất phức tạp, phải khử trùng bằng Clo.
Găng tay Latex không bột là loại găng tay được làm từ cao su tự nhiên, sản phẩm được các đầu bếp ưu tiên sử dụng khi chế biến món ăn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Găng tay Latex không bột là loại găng tay được làm từ cao su tự nhiên, sản phẩm được các đầu bếp ưu tiên sử dụng khi chế biến món ăn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh đó, găng tay Latex còn được phân loại theo môi trường sử dụng bao gồm: găng tay Latex y tế và găng tay Latex phẫu thuật (hay còn gọi là găng tay Latex vô trùng)

  • Găng tay Latex y tế: bao gồm cả loại có bột và không bột, được sử dụng chủ yếu trong các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe, thăm khám lâm sàng.
  • Găng tay Latex vô trùng: thường là loại không có bột, không gây dị ứng. Sản phẩm đã được xử lý tiệt trùng bằng phương pháp EO (ethylene oxide), đảm bảo tiêu chuẩn khi sử dụng trong các thủ thuật y tế, phẫu thuật.
Bảng phân biệt găng tay Latex y tế và găng tay Latex vô trùngv
Bảng phân biệt găng tay Latex y tế và găng tay Latex vô trùng

>>> Bạn đang muốn lựa chọn được 1 đơn vị UY TÍN để mua găng tay Latex? Tham khảo ngay bài viết TOP các công ty sản xuất bao tay Latex hàng đầu Việt Nam tại đây nhé!

Nội dung trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi găng tay Latex là gì cũng như các loại găng tay Latex phổ biến. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về các loại găng tay cao su y tế khác đang được nhiều người dùng ưa chuộng và sử dụng hiện nay. Bên cạnh đó, phân tích ưu nhược điểm của từng loại giúp bạn đưa ra được lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng nhé.

3. So sánh găng tay Latex, Nitrile và Vinyl

Găng tay Latex, Nitrile và Vinyl đều là các loại găng tay cao su phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh ưu nhược điểm của 3 sản phẩm trên:

Loại găng tay Ưu điểm Nhược điểm
Găng tay Latex
  • Thành phần có cao su tự nhiên, có thể phân hủy sinh học
  • Độ nhạy cao, thoải mái khi sử dụng
  • Giá thành khá rẻ từ 60.000 – 100.000 VND/hộp
  • Có thể gây dị ứng
  • Không tiếp xúc được với các hóa chất mạnh
  • Khó phát hiện các vết thủng, vết xước
Găng tay Nitrile
  • Không chứa Latex, an toàn cho mọi làn da
  • Khả năng chống đâm thủng cao
  • Độ bền cao, hạn sử dụng kéo dài tối đa 5 năm
  • Chống thấm, kháng hóa chất rất tốt
  • Độ nhạy kém hơn găng tay Latex
  • Không phân hủy sinh học
  • Giá thành đắt hơn găng tay Vinyl và Latex, dao động từ 90.000 – 300.000 VND/hộp
Găng tay Vinyl
  • Khả năng chống tĩnh điện tốt
  • Dễ dàng mang vào/cởi ra
  • Không gây dị ứng
  • Giá thành rẻ
  • Nhựa Vinyl khá mỏng, dễ rách và thủng
  • Ít nhạy cảm hơn so với găng tay Latex và Nitrile
  • Quá trình sản xuất tạo ra các sản phẩm không phân hủy sinh học

>>> Tham khảo thêm bài viết: “10 bước trong quy trình sản xuất găng tay Nitrile chất lượng

4. Công dụng & Ứng dụng của găng tay Latex

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho bạn tất tần tật các thông tin về sản phẩm găng tay Latex là gì, các loại găng tay Latex, ưu nhược điểm của từng loại và so sánh với các sản phẩm găng tay cao su khác để bạn có thể lựa chọn được loại găng tay phù hợp nhất. Nội dung phần này sẽ tiếp tục cung cấp cho bạn thông tin về công dụng và mục đích sử dụng đối với mỗi ngành nghề. Cùng theo dõi nhé.

Các đặc tính vật lý của cao su tự nhiên như độ đàn hồi, độ nhạy, khả năng ôm khít,… khiến găng tay Latex trở thành sản phẩm được ưa chuộng nhất nhì trên thị trường. Một số công dụng chính của sản phẩm này có thể kể đến:

  • Bảo vệ tay khỏi các tác nhân gây hại: Găng tay Latex có khả năng bảo vệ tay khỏi vi khuẩn, virus, hóa chất nhẹ,… Chúng tạo ra một lớp bảo vệ vật lý giữa tay và tác nhân gây hại, giúp ngăn chặn tiếp xúc trực tiếp và hạn chế tổn thương.
  • Giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh: Khi đeo găng tay, bạn sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với máu, chất lỏng cơ thể, chất thải y tế hoặc các chất lây nhiễm khác. Điều này giúp ngăn chặn sự lây nhiễm hiệu quả từ người này sang người khác.
  • Tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng thao tác: Găng tay Latex có độ đàn hồi rất cao, tạo cảm giác dễ chịu khi đeo. Chất liệu Latex tuy mỏng nhưng vẫn đủ bền để chịu được sự ma sát và các thao tác cần thiết. 
Găng tay Latex là sản phẩm găng tay cao su được dùng trong nấu ăn giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, hóa chất, nhựa rau củ quả,… (Nguồn ảnh: Internet)
Găng tay Latex là sản phẩm găng tay cao su được dùng trong nấu ăn giúp bảo vệ làn da khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, hóa chất, nhựa rau củ quả,… (Nguồn ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, găng tay cao su Latex còn được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề hiện nay như:

  • Ngành y tế: Loại găng tay này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như thăm khám, thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, thực hiện xét nghiệm, chăm sóc bệnh nhân, vệ sinh thiết bị y tế,…
  • Chế biến thực phẩm: Găng tay cao su Latex dùng để bảo vệ tay của người làm bếp khỏi bị nhiễm khuẩn và ngăn chặn vi khuẩn lan sang thực phẩm. Khi sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, cầm nắm thực phẩm, vệ sinh dụng cụ bếp,… các đầu bếp thường xuyên sử dụng găng tay Latex.
  • Thí nghiệm và nghiên cứu: Sản phẩm được các nhà nghiên cứu dùng khi thực hiện thí nghiệm với hóa chất, vi sinh vật; thu thập mẫu vật; phân tích mẫu hay di chuyển, cầm nắm các đồ vật khác ở phòng thí nghiệm.
  • Công nghiệp điện tử: Các kỹ sư cần sử dụng găng tay Latex khi thực hiện các công việc đòi hỏi độ chính xác cao như lắp ráp linh kiện, kiểm tra sản phẩm. Đồng thời sản phẩm cũng giúp bảo vệ da tay khỏi bị nhiễm khuẩn.
  • Dịch vụ vệ sinh: Găng tay Latex được dùng để lau chùi sàn nhà, tường, kính; cọ rửa bồn rửa chén, toilet; vệ sinh các loại máy móc, thiết bị,…
  • Thẩm mỹ, phun xăm, làm đẹp: Các nhân viên spa, làm tóc, thợ xăm thường sử dụng sản phẩm này khi sơn móng tay, waxing, xăm, nhuộm tóc cho khách hàng,…
Làm đẹp, thẩm mỹ là những ngành thường xuyên sử dụng găng tay cao su Latex (Nguồn ảnh: Internet)
Làm đẹp, thẩm mỹ là những ngành thường xuyên sử dụng găng tay cao su Latex (Nguồn ảnh: Internet)

5. 3 câu hỏi thường gặp về găng tay Latex

Găng tay Latex đã trở thành vật dụng bảo hộ phổ biến trong cuộc sống ngày nay và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Dưới đây là những băn khoăn phổ biến của người dùng về sản phẩm này:

1- Có thể đeo găng tay Latex nếu bị dị ứng với cao su không?

Câu trả lời là không, đặc biệt đối với những người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng. Các loại găng tay Latex có bột và không bột đều chứa hàm lượng mủ cao su tự nhiên cao nên có thể gây ra nhiều triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng, đỏ,…

2- Làm thế nào để khử trùng găng tay Latex?

Phần lớn các loại găng tay Latex được khuyến cáo không nên tái sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể khử trùng chúng bằng cách sử dụng cồn y tế hoặc dung dịch khử trùng chuyên dụng.

3- Trường hợp nào không nên sử dụng găng tay Latex?

Găng tay Latex được khuyên là không nên sử dụng trong một số tình huống như:

  • Khi có cơ địa dị ứng nặng với cao su hoặc protein trong cao su
  • Khi có vết thương hở trên tay (trầy xước, vết cắt, đứt tay,…)
  • Khi tiếp xúc với chất hóa học mạnh, dung môi, xăng dầu,…
  • Khi chế biến thực phẩm, phun xăm,… nên hạn chế sử dụng găng tay Latex có bột
Nên hạn chế sử dụng găng tay Latex với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi mủ cao su tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Nên hạn chế sử dụng găng tay Latex với những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi mủ cao su tự nhiên (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Găng tay Latex được sản xuất 100% từ cao su tự nhiên hiện được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Ngoài giải đáp chi tiết găng tay Latex là gì, bài viết trên cũng đã cung cấp thêm các thông tin về ưu, nhược điểm và công dụng của sản phẩm để giúp bạn đọc dễ dàng đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm này. Qua bài viết, hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm để chọn được dòng găng tay phù hợp với nhu cầu và công việc. 

Nếu bạn có thêm thắc mắc về găng tay Latex, đừng quên liên hệ với Đông Anh qua hotline hoặc để lại bình luận phía dưới để được chuyên viên tư vấn giải đáp nhanh chóng nhất.

  • Website: https://donganhsafety.com.vn/
  • Số điện thoại: 098 804 6655
  • Địa chỉ: 
    • Xóm Bãi, Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP. Hà Nội
    • Số 40 Phố Nam Cao, KĐT Vực Vòng, Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng