10 điểm giống & khác nhau giữa găng tay y tế có bột và không bột

DonganhSF

119 lượt xem

21/02/2024

Găng tay y tế có bột và không bột có sự giống nhau về nguyên liệu sản xuất và các thông số kỹ thuật về độ mỏng nhẹ, co giãn, tính linh hoạt. Tuy nhiên, hai loại găng tay này lại có những điểm khác nhau về cấu tạo, thao tác đeo tháo, khả năng thấm hút mồ hôi, đặc tính gây dị ứng, ứng dụng và giá thành. Cùng tìm hiểu chi tiết những điểm giống và khác nhau giữa 2 loại găng tay này trong bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chí so sánh găng tay y tế có bột và không bột Găng tay y tế có bột Găng tay y tế không bột
Cấu tạo Thường là cao su tự nhiên với lớp phủ bột bắp ở mặt trong găng tay. Thường là cao su tổng hợp với lớp phủ polymer hoặc clo.
Thao tác đeo và tháo  Dễ dàng hơn do có lớp bột giảm ma sát. Khó hơn do không có lớp bột.
Khả năng thấm hút mồ hôi Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nhưng có thể làm khô da. Chỉ thấm hút ở mức vừa phải, do đó không gây khô da tay.
Khả năng gây dị ứng Có khả năng gây dị ứng do bột găng tay hoặc mủ cao su. Không gây dị ứng.
Ứng dụng Lĩnh vực y tế, cơ khí, các công việc hàng ngày,… Lĩnh vực y tế, dược phẩm, thực phẩm, công nghệ sinh học, thẩm mỹ, spa,…
Giá thành Rẻ hơn, 60.000 – 80.000 VND/hộp 50 đôi. Giá cao hơn khoảng 20%, từ 70.000 – 100.000 VND/hộp 50 đôi.

1. 4 điểm giống nhau giữa găng tay y tế có bột và không bột

Găng tay có bột và không bột đều là găng tay y tế, được làm từ nguyên liệu chính là cao su và có nhiều đặc điểm vượt trội so với các loại găng tay khác:

  • Độ mỏng nhẹ: Độ dày chỉ từ 0,08 – 0,13mm.
  • Độ co giãn cao: 310 – 650%.
  • Độ sạch cao: Đạt tiêu chuẩn về mức độ phòng sạch đạt Class 10 – 100.000.
  • Độ linh hoạt: Găng tay y tế mỏng nhẹ, ôm sát giúp tăng sự thoải mái, linh hoạt trong quá trình sử dụng.

Cả 2 loại găng tay có bột và không bột đều được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác như cơ khí, chế biến thực phẩm, dược phẩm, thẩm mỹ,… 

Tuy nhiên, cả 2 loại đều không nên sử dụng trong môi trường có độ ẩm quá cao. Bởi khi đó, lớp bột trên găng tay có bột sẽ hút ẩm, dẫn đến tình trạng vón cục trên bề mặt và tạo cảm giác khó chịu, dễ gây kích ứng. Vậy lớp bột trong bao tay y tế là gì và có tác dụng như thế nào? Cùng Đông Anh tìm hiểu chi tiết tại đây.

Với loại không bột, việc đeo găng khi làm việc trong môi trường có độ ẩm cao, tay ra nhiều mồ hôi có thể dẫn đến cảm giác bí rít, khó chịu.

Găng tay có bột và không bột có chung những đặc điểm về độ mỏng nhẹ, co giãn, độ sạch và gia tăng độ linh hoạt khi sử dụng
Găng tay y tế có bột và không bột có chung những đặc điểm về độ mỏng nhẹ, co giãn, độ sạch và gia tăng độ linh hoạt khi sử dụng

2. 6 điểm khác nhau giữa găng tay y tế có bột và không bột

Găng tay y tế có bột và không bột có sự khác nhau nhất định về những điểm sau: 

2.1. Về cấu tạo

Găng tay y tế có bột có phủ lớp bột (thường là bột bắp) ở bên trong găng tay giúp giảm độ ma sát giữa da và găng tay, giúp cho việc đeo/tháo găng trở nên dễ dàng hơn. Các thành phần trong lớp bột đều có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho sức khỏe con người. 

Thay vì lớp bột bắp, găng tay y tế không bột được áp dụng công nghệ phủ polymer hoặc clo trên bề mặt để chống dính. Đây chính là sự cải tiến của găng tay không bột, giúp phần nào hạn chế những nhược điểm của găng tay y tế có bột như giảm thiểu khả năng gây dị ứng, không làm khô da tay,…

Găng tay y tế loại có và không bột khác nhau cơ bản về lớp phủ trên bề mặt găng tay
Găng tay y tế có bột và không bột có sự khác nhau cơ bản về lớp phủ trên bề mặt găng tay

2.2. Về thao tác đeo và tháo

Găng tay y tế có bột có đặc điểm là dễ đeo và dễ tháo nhờ lớp bột phủ trên bề mặt, giúp giảm thiểu tối đa độ ma sát giữa da và găng tay. Với một số công việc phải thay găng tay liên tục như thăm khám bệnh, công nghiệp hóa chất, dọn dẹp vật tư y tế,… thì lớp bột trên găng tay sẽ hỗ trợ việc tháo, mang trở nên dễ dàng hơn.

Ngược lại, do không có lớp bột phủ và nguyên liệu cao su không trơn nhẵn, việc đeo và tháo găng tay y tế không bột sẽ phần nào khó khăn hơn.

Do không có lớp bột, việc đeo tháo găng tay không bột sẽ khó hơn
Do không có lớp bột, việc đeo tháo găng tay không bột sẽ khó hơn

2.3. Về khả năng thấm hút mồ hôi

Đối với 2 loại găng tay y tế có bột và không bột thì sản phẩm “có bột” sẽ có lợi thế hơn vì lớp bột trên găng tay y tế có bột có khả năng thấm hút mồ hôi. Việc thấm hút bớt mồ hôi sẽ làm giảm cảm giác khó chịu hay bí rít trong quá trình làm việc. Do đó, những người có cơ địa nhiều mồ hôi ở bàn tay sẽ rất phù hợp để sử dụng loại găng tay này. Tuy nhiên, với những người có da tay khô, bột găng tay có thể thấm hút và làm giảm độ ẩm trên da, khiến cho da bị khô và tạo cảm giác khó chịu. 

Găng tay y tế không bột chỉ có khả năng thấm hút mồ hôi ở mức độ tương đối. Do đó, ưu điểm của găng tay không bột là không gây hiện tượng khô da tay hay vón cục trên bề mặt găng tay, phù hợp với những người có làn da khô, tay ít mồ hôi.

So sánh giữa găng tay loại không bột và có bột thì sản phẩm "có bột" có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với những người có cơ địa nhiều mồ hôi ở bàn tay
So sánh giữa găng tay y tế có bột và không bột thì sản phẩm “có bột” có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với những người có cơ địa nhiều mồ hôi ở bàn tay

2.4. Về khả năng gây dị ứng

Găng tay y tế có bột có khả năng dẫn đến các hiện tượng dị ứng như dị ứng bột găng tay, dị ứng mủ cao su,… Lớp bột trên găng tay cũng có thể tác dụng với protein có sẵn, trở thành tác nhân gây dị ứng, mẩn đỏ,… đặc biệt là những người có cơ địa da mẫn cảm.

Găng tay không bột là một sự cải tiến của loại có bột, giúp tránh được vấn đề kích ứng da do bột và giảm nguy cơ gây dị ứng.

Găng tay y tế có bột có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm
Găng tay y tế có bột có thể gây dị ứng cho những người có cơ địa nhạy cảm

Tham khảo ngay bài viết Đeo bao tay y tế bị dị ứng” để biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý với các trường hợp dị ứng bột găng tay.

2.5. Về tính ứng dụng

Găng tay y tế có bột và không bột đều được sử dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tính ứng dụng của 2 loại găng tay cũng có những điểm khác biệt:

Găng tay y tế có bột Găng tay y tế không bột
  • Trong ngành y tế: Thường sử dụng cho các bác sĩ, y tá, bệnh nhân,… trong môi trường bệnh truyền nhiễm, có nhu cầu thay găng tay thường xuyên và không yêu cầu cao về độ sạch.
  • Trong ngành cơ khí: Các công việc như sửa chữa, bảo dưỡng máy móc,…
  • Trong công việc hàng ngày: Làm vệ sinh nhà cửa, sơn nhà, trồng cây hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
  • Trong xử lý rác thải
  • Trong ngành y tế: Được sử dụng bởi nhiều đối tượng như nha sĩ, dược sĩ, bác sĩ phẫu thuật,… hay thực hiện các thủ thuật y tế khác yêu cầu găng tay phải có độ sạch cao.
  • Trong chế biến thực phẩm: Các công việc như nấu ăn, chế biến thịt, cá,…
  • Trong phòng thí nghiệm: Các ngành dược phẩm, công nghệ sinh học,…
  • Trong phun xăm thẩm mỹ, spa,…

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Găng tay y tế dùng để làm gì? 7 công dụng và 3 lưu ý khi mua để hiểu rõ hơn về sản phẩm và ứng dụng cho từng ngành nghề một cách tốt nhất nhé.

2.6. Về giá thành

Do có quy trình sản xuất đơn giản hơn nên giá thành găng tay y tế có bột có phần rẻ hơn, dao động khoảng từ 60.000 – 80.000 VND/hộp 50 đôi, giúp tiết kiệm chi phí cho những công việc, ngành nghề phải thay găng tay thường xuyên.

Găng tay y tế không bột với quy trình sản xuất phức tạp nên có giá thành cao hơn khoảng 20% so với loại có bột, từ 70.000 – 100.000 VND/hộp 50 đôi.

Giá găng tay y tế có bột và không bột cũng có sự khác biệt do quy trình sản xuất khác nhau, cụ thể là găng tay y tế có bột rẻ hơn loại găng tay y tế không bột
Giá găng tay y tế có bột và không bột cũng có sự khác biệt do quy trình sản xuất khác nhau, cụ thể là găng tay y tế có bột rẻ hơn loại găng tay y tế không bột

3. Nên dùng găng tay y tế có bột hay không bột?

Găng tay y tế có bột có ưu điểm là dễ đeo, dễ tháo, thấm hút mồ hôi và giá thành rẻ. Bên cạnh đó, găng tay có bột cũng có những nhược điểm như có khả năng làm khô da tay, gây dị ứng, lớp bột dễ bị vón cục,…

Găng tay không bột có độ sạch rất cao, hạn chế tối đa khả năng gây dị ứng, an toàn khi sử dụng, tuy nhiên gây khó khăn trong việc đeo tháo và có giá thành khá cao.

Do đó, người dùng cần lựa chọn đúng loại găng tay để tối đa lợi ích, công dụng của găng tay y tế:

Trường hợp nên dùng găng tay y tế có bột Trường hợp nên dùng găng tay y tế không bột
  • Người không bị dị ứng
  • Người có cơ địa nhiều mồ hôi ở bàn tay
  • Người có nhu cầu sử dụng và thay găng tay thường xuyên
  • Những công việc không yêu cầu cao về độ sạch của găng tay như công nghiệp cơ khí, lắp đặt sửa chữa máy móc,…
  • Người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng
  • Người có làn da khô
  • Người có ít nhu cầu sử dụng găng tay và không cần thay găng tay thường xuyên
  • Những công việc yêu cầu cao về độ sạch của găng tay như chế biến thực phẩm, dược phẩm, công nghệ sinh học,…

Để tìm hiểu thêm thông tin về các cách phân loại găng tay y tế, bạn có thể tham khảo bài viết:Các loại găng tay y tế được tin dùng nhất 2024”.

Như vậy, găng tay y tế có bột và không bột có những điểm khác nhau về cấu tạo, thao tác đeo/tháo, khả năng thấm hút mồ hôi, khả năng gây dị ứng, tính ứng dụng và giá thành. Bạn cần xem xét cơ địa và nhu cầu sử dụng và đặc điểm ngành nghề của bản thân để có thể lựa chọn được loại găng tay phù hợp nhất.

Nếu còn thắc mắc về găng tay y tế có bột và không bột, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với Công ty TNHH VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP ĐÔNG ANH theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp nhé! 

  • Trụ sở chính: Xóm Bãi, Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Vietnam.
  • Tel: 098 804 6655 
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng