4 Cách Xử Lý Dị Ứng Bột Găng Tay Y Tế

DonganhSF

291 lượt xem

19/04/2024

Người bị dị ứng bột găng tay y tế thường có các biểu hiện như mẩn ngứa, nổi mề đay, hắt hơi sổ mũi… . Vậy nguyên nhân cách xử lý và phòng ngừa khi đeo bao tay y tế bị dị ứng như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau!

1. Đeo bao tay y tế bị dị ứng: 4 biểu hiện & Cách xử lý

Biểu hiện dị ứng bột găng tay y tế Cách xử lý khi đeo găng tay y tế bị dị ứng
Nổi mẩn ngứa: xuất hiện nốt đỏ, vảy dày, mụn nước nhỏ trên da
  • Rửa sạch, lau khô bằng khăn mềm
  • Đắp khăn lạnh lên vùng da bị kích ứng
  • Sử dụng thuốc kháng histamin, kem dưỡng ẩm
Nổi mề đay: da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng,sần sùi, kích thước khác nhau hoặc tạo từng mảng
  • Rửa sạch lớp bột
  • Đắp khăn lạnh
  • Dùng yến mạch, baking soda để vệ sinh
  • Sử dụng thuốc: Thuốc Benadryl, Thuốc bôi Calamine, Thuốc Cetirizine…
Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, thờ khò khè, nhức đầu, buồn nôn
  • Tháo bỏ găng, vệ sinh tay và rửa mũi bằng nước muối sinh lý
  • Đến gặp bác sĩ nếu có tiền sử về hô hấp, viêm xoang để được kê đơn thuốc phù hợp
Sốc phản vệ: sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở, khàn tiếng, tim đập nhanh …
  • Nới lỏng quần áo
  • Nằm thoải mái tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng trái nếu có nôn.
  • Dùng bút tiêm Adrenalin tự động (nếu có).
  • Hô hấp nhân tạo nếu người bệnh có biểu hiện ngừng hô hấp…
  • Đưa đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất

Đối tượng có nguy cơ dị ứng bột bao tay y tế sẽ là những người có làn da nhạy cảm, có tiền sử bị các bệnh ngoài da (đặc biệt là ở bàn tay), có nguy cơ mắc các bệnh di truyền về da hoặc có thể là những người thường xuyên phải đeo găng tay để làm việc trong thời gian dài như nhân viên y tế, công nhân chế biến thực phẩm, công nhân cơ khí, nhân viên phòng thí nghiệm… Có 2 nhóm phản ứng dị ứng bột găng tay thường gặp, bao gồm:

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng (ICD): Thường xảy ra với những người có cơ địa mẫn cảm. Khi tiếp xúc với bột găng tay y tế thì làn da bị tổn thương và dẫn đến các biểu hiện kích ứng.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (ACD): Thường xảy ra khi có sự tiếp xúc liên tục với bột găng tay trong khoảng thời gian dài. Các phản ứng dị ứng thường bắt đầu sau 12 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc.

Dị ứng bột găng tay y tế có thể có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như:

1.1. Nổi mẩn ngứa

Đây là biểu hiện thường gặp của nhóm viêm da tiếp xúc kích ứng. Tuy không gây nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh trường hợp các biểu hiện tiến triển nặng hơn.

1 – Biểu hiện cụ thể

Với trường hợp đeo bao tay y tế bị dị ứng nổi mẩn ngứa thì các biểu hiện có thể xảy ra như sau:

  • Xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ trên lòng bàn tay
  • Ngứa từ nhẹ đến dữ dội
  • Có thể xuất hiện vảy dày, khô trên da
  • Nứt nẻ da
  • Có thể có mụn nước nhỏ trên da lòng bàn tay

Đây là những biểu hiện quen thuộc và dễ thấy nhất đối với dị ứng bột găng tay y tế. Thông thường, mẩn ngứa chỉ xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với bột găng tay.

Nổi mẩn ngứa xuất hiện nhiều khi bị dị ứng bột găng tay y tế
Nổi mẩn ngứa xuất hiện nhiều khi bị dị ứng bột găng tay y tế

2 – Cách xử lý nổi mẩn ngứa khi dị ứng bột găng tay y tế

Khi bị kích ứng do tiếp xúc với bột găng tay, bạn cần thực hiện nhanh các bước sau:

  • Rửa sạch tay và lau khô bằng khăn mềm bởi bột găng tay ở trên da càng lâu thì các triệu chứng sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Lúc này, bạn chỉ nên rửa tay bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch có pha muối tinh để tăng khả năng làm sạch.
  • Dùng khăn lạnh đắp lên vùng da kích ứng hoặc ngâm tay vào các dung dịch như nước muối epsom, jarish, hồ neopred… để làm dịu da.

Để điều trị dứt điểm tình trạng mẩn đỏ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: 

  • Thuốc kháng histamin: Giúp hạn chế sự sản sinh histamin trong cơ thể và giảm tình trạng mẩn đỏ.
  • Kem dưỡng ẩm: Nổi mẩn ngứa có thể dẫn đến tình trạng mỏng da và khô da. Do đó, một loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ là vô cùng cần thiết.
  • Kem bôi steroid: Đây là một loại thuốc bôi trực tiếp lên da, giúp điều trị ngứa.

Trong đó, thuốc kháng Histamin và kem dưỡng ẩm được sử dụng khá rộng rãi và an toàn nên bạn có thể tự tìm mua tại các hiệu thuốc. Kem bôi Steroid nằm trong danh mục các loại thuốc cần kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.

1.2. Nổi mề đay

Nổi mề đay là biểu hiện thuộc nhóm viêm da tiếp xúc dị ứng bột găng tay y tế. Đây là biểu hiện nặng hơn so với triệu chứng nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và mức độ phản ứng của từng người mà mề đay có thể lan rộng sang các vị trí khác như cánh tay, bắp tay,… 

1 – Biểu hiện cụ thể khi đeo bao tay y tế bị dị ứng

  • Xuất hiện với các nốt mẩn đỏ, hồng hoặc trắng
  • Da trở nên sần sùi, ngứa ngáy khó chịu
  • Các nốt hoặc mảng sần phồng rộp hay sưng lên trên bề mặt da, có thể có kích thước khác nhau và tạo thành từng mảng. 

Mề đay có thể bắt đầu xuất hiện ở những vùng có tiếp xúc với bột găng tay như mu bàn tay, cổ tay, nhưng sau đó có thể lan rộng ra cả cánh tay, bắp tay hoặc có thể toàn thân.

Đeo bao tay y tế bị dị ứng nổi mề đay với các mảng sần gây ngứa ngáy, khó chịu
Đeo bao tay y tế bị dị ứng nổi mề đay với các mảng sần gây ngứa ngáy, khó chịu

2 – Cách xử lý khi đeo bao tay bị dị ứng

Với trường hợp dị ứng với bột bao tay y tế và có biểu hiện nổi mề đay, người dùng cần thực hiện các bước sau:

  • Rửa sạch lớp bột trên da và lau khô với khăn mềm 
  • Tuyệt đối không được gãi hay thoa kem dưỡng bởi việc này có thể làm cho mề đay lan rộng. 
  • Sử dụng túi chườm lạnh hoặc vệ sinh vùng da bằng các dung dịch như bột yến mạch, baking soda, tắm nước mát,… để làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 24 giờ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc kháng Histamin có thể ngăn chặn các chất gây viêm, giảm triệu chứng ngứa, nóng rát như:

  • Thuốc Benadryl: Giúp giảm mẩn ngứa, có tác dụng nhanh sau khi uống nhưng dễ gây buồn ngủ.
  • Thuốc bôi Calamine: Giúp làm mát da, giảm ngứa nhanh chóng.
  • Thuốc Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,…: Có thể dùng cho người bị nổi mề đay nặng, chống mẩn ngứa, mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ.

Các loại thuốc kháng Histamin trên đều an toàn và thuộc danh mục các loại thuốc không kê đơn mà bạn hoàn toàn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc lớn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và rút ngắn thời gian điều trị.

Tham khảo thêm bài viết cách sử dụng găng tay y tế AN TOÀN – ĐÚNG CHUẨN giúp phát huy tối đa công dụng của sản phẩm đồng thời tránh khỏi các tình trạng dị ứng không mong muốn khi dùng nhé!

1.3. Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt

Bên cạnh các triệu chứng trên, người dùng khi đeo bao tay y tế bị dị ứng sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt. Việc này là do người sử dụng vô tình hít phải bột găng tay y tế trong quá trình làm việc.

1 – Biểu hiện cụ thể

  • Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, sổ mũi
  • Đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt
  • Ngứa ở vùng họng
  • Thở khò khè, hen suyễn
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn,…

Đây đều là những triệu chứng không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi. Do đó, bạn cần nhanh chóng có biện pháp xử lý cho phù hợp.

Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt... là biểu hiện thường gặp khi người dùng hít phải bột găng tay
Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt… là biểu hiện thường gặp khi người dùng hít phải bột găng tay

2 – Cách xử lý dị ứng bột găng tay y tế

Với trường hợp đeo bao tay y tế bị ứng và xuất hiện triệu chứng hắt hơi, xổ mũi, đau đầu, buồn nôn, người dùng cần xử lý như sau:

  • Tháo bỏ găng tay để tránh việc tiếp tục hít phải bột. 
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% 

Lưu ý: Nếu hợp bạn có tiền sử bị các bệnh về mũi, hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng,… thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

1.4. Sốc phản vệ là biểu hiện nặng nhất của dị ứng bột găng tay y tế

Đây là biểu hiện khi đeo bao tay y tế bị dị ứng nặng nhất có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp, nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến hậu quả xấu.

1 – Biểu hiện cụ thể của sốc phản vệ khi dị ứng bột bao tay y tế

  • Sưng và/hoặc căng môi, lưỡi, cổ họng, cổ hoặc mặt
  • Khó thở, khàn tiếng
  • Choáng váng
  • Nhịp tim nhanh
  • Lơ mơ, lú lẫn hoặc mất ý thức,…
Sốc phản vệ là biểu hiện nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp với dị ứng bột găng tay y tế
Sốc phản vệ là biểu hiện nguy hiểm nhưng rất hiếm gặp với dị ứng bột găng tay y tế

2 – Cách xử lý khi đeo bao tay y tế bị dị ứng

Trong trường hợp người dùng dị ứng bột găng tay y tế và gặp triệu chứng sốc phản vệ thì cần được sơ cứu kịp thời và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp cứu chữa. Một số việc cần làm ngay khi gặp người có biểu hiện sốc phản vệ bao gồm: 

  • Nới lỏng quần áo, tạo môi trường thoáng khí cho bệnh nhân.
  • Để người bệnh nằm thoải mái tại chỗ, đầu thấp chân cao, nằm nghiêng trái nếu có nôn.
  • Dùng bút tiêm Adrenalin tự động (nếu có).
  • Bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu người bệnh có biểu hiện ngừng hô hấp… 

Tất cả các thao tác cần được thực hiện khẩn trương để đảm bảo bệnh nhân ổn định lại hô hấp và tuần hoàn. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Cần hiểu rõ găng tay y tế dùng để làm gì và được ứng dụng như thế nào để có thể sử dụng đúng cách nhé!

2. Nguyên nhân gây dị ứng bột găng tay y tế

Bột trong găng tay y tế thường là bột bắp. Các nghiên cứu cho thấy tinh bột ngô liên kết và phản ứng với protein trong cao su chính là nguyên nhân khiến việc đeo bao tay y tế bị dị ứng, đặc biệt là những người có làn da và cơ địa nhạy cảm. 

Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến dị ứng bột găng tay y tế bao gồm:

  • Người dùng có cơ địa mẫn cảm: Khi tiếp xúc hoặc hít phải bột trên găng tay sẽ gây nên những phản ứng kích ứng.
  • Bột tiếp xúc với vết thương hở: Người dùng đeo găng tay có bột khi trên tay có vết thương hở có thể gây kích ứng tại vị trí vết thương.
  • Sử dụng găng tay có bột liên tục trong thời gian dài: Lớp bột phủ trên bề mặt găng tay sử dụng trong thời gian dài kết hợp với việc sinh ra mồ hôi ở tay người sẽ trở thành yếu tố gây dị ứng.
  • Quá trình bảo quản kém: Găng tay y tế có bột được bảo quản không đúng cách vô tình làm cho lớp bột trên găng tay phản ứng với protein trong cao su, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gia tăng nguy cơ gây mẩn ngứa.
  • Găng tay có bột kém chất lượng: Người dùng vô tình mua phải loại găng tay kém chất lượng, lớp bột chứa nhiều tạp chất gây dị ứng.

3. 6 biện pháp phòng tránh dị ứng bột bao tay y tế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng bột bao tay y tế như cơ địa mẫn cảm, bột tiếp xúc với vết thương, quá trình bảo quản kém...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị ứng bột bao tay y tế như cơ địa mẫn cảm, bột tiếp xúc với vết thương, quá trình bảo quản kém…

Đa số các triệu chứng dị ứng bột găng tay y tế thường sẽ không nguy hiểm nếu có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, để tránh xảy ra việc này, bạn hãy lưu ý 6 biện pháp dưới đây nhé:

1 – Sử dụng găng tay y tế không bột 

Đây là biện pháp tốt nhất cho những người thường xuyên phải sử dụng găng tay y tế để làm việc. Găng tay y tế không bột thay vì sử dụng bột bắp thì sẽ được phủ lớp polymer hoặc clo để chống dính, có thể hạn chế tối đa khả năng gây kích ứng. 

Có 3 loại găng tay y tế không bột phổ biến trên thị trường hiện nay mà bạn có thể cân nhắc sử dụng là găng tay Latex, Nitrile và Vinyl

2 – Mua găng tay y tế tại các cơ sở uy tín

Hiện nay, trên thị trường tràn lan nhiều loại găng tay y tế có bột kém chất lượng, tiềm ẩn nhiều tác nhân gây dị ứng. Do đó việc tham khảo và chọn mua găng tay tại các cơ sở uy tín cũng có thể giúp bạn phòng tránh được việc dị ứng với bột găng tay y tế.

Công ty TNHH Vật tư Công nghiệp Đông Anh là nơi cung cấp đầy đủ những thương hiệu găng tay y tế không bột với chất lượng đảm bảo, đa dạng kích thước, màu sắc, chất liệu,… Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề, VTCN Đông Anh cam kết cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng với mức giá cạnh tranh và hợp lý, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo sự an toàn và chất lượng.

Nên chọn mua găng tay y tế ở các đơn vị, cơ sở uy tín để đảm bảo không bị dị ứng bột găng tay y tế
Nên chọn mua găng tay y tế ở các đơn vị, cơ sở uy tín để đảm bảo không bị dị ứng bột găng tay y tế

3 – Vệ sinh và làm khô tay hoàn toàn trước khi đeo găng tay: Việc này sẽ giúp bàn tay sạch sẽ, khô thoáng, tránh gây bí và tăng tiết mồ hôi tay. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng nước rửa tay có chứa cồn sẽ tốt hơn so với các loại xà phòng, giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn và ít gây tổn thương da. Từ đó tránh được tình trạng đeo bao tay y tế bị dị ứng.

4 – Sử dụng thuốc chuyên dụng để bảo vệ hàng rào da trước khi đeo găng tay: Việc này là rất cần thiết khi tay có vết thương hở như xước tay, đứt tay,… Nếu có tổn thương, bạn nên bôi Steroid và kem dưỡng ẩm ít nhất 1 giờ trước khi đeo găng tay.

5 – Không nên đeo nhẫn hay phụ kiện trên tay khi mang găng tay: Bởi việc này có thể tạo ra các khe hở, nơi mà vi khuẩn có thể bám vào, các chất kích ứng có thể đọng lại trên tay và trở thành tác nhân gây dị ứng.

6 – Bảo quản găng tay y tế theo hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì

Thông thường, găng tay y tế nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc các nguồn nhiệt cao để găng tay có thể duy trì ở trạng thái vật lý tốt nhất. Găng tay cũng cần đặt ở nơi tránh xa hóa chất, dầu mỡ, vật sắc nhọn… để tránh làm suy giảm chất lượng và tính năng bảo vệ của chúng. 

Để tránh việc đeo bao tay y tế bị dị ứng, người dùng nên bảo quản găng tay đúng cách để giữ được chất lượng tốt nhất
Để tránh việc đeo bao tay y tế bị dị ứng, người dùng nên bảo quản găng tay đúng cách để giữ được chất lượng tốt nhất

Bạn là một người thích vào bếp, bạn đang cần 1 sản phẩm găng tay giúp bảo vệ thực phẩm tránh khỏi các vi khuẩn gây hại đồng thời giữ cho đôi tay sạch sẽ trong quá trình nấu ăn. Tuy nhiên không biết rằng bao tay y tế có dùng nấu ăn được không? Cùng theo dõi ngay câu trả lời trong bài viết này nhé.

Như vậy, dị ứng bột găng tay y tế có nhiều biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng. Những biểu hiện này thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý kịp thời, các triệu chứng dị ứng có thể chuyển biến nặng hơn và khó điều trị hơn. 

Nếu có nhu cầu được tư vấn và mua găng tay y tế đảm bảo chất lượng, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty TNHH VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP ĐÔNG ANH theo thông tin dưới đây: 

  • Trụ sở chính: Xóm Bãi, Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Vietnam.
  • Tel: 098 804 6655 
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng