“Găng tay y tế có dùng nấu ăn được không?” là thắc mắc của rất nhiều người làm bếp bởi sự tiện lợi và sạch sẽ. Các chuyên gia đã khẳng định, găng tay y tế không bột hoàn toàn có thể sử dụng trong nấu ăn bởi đã được kiểm định chất lượng an toàn nghiêm ngặt từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Cùng tìm hiểu 3 loại găng tay không bột và những lưu ý khi sử dụng trong ngành thực phẩm trong bài viết dưới đây.
1. Găng tay y tế có thể dùng được trong nấu ăn
Găng tay y tế là vật dụng cần thiết trong các ngành y tế, dịch vụ ăn uống và công nghiệp thực phẩm, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn tới thức ăn… Tuy nhiên, nhiều người dùng thắc mắc về việc găng tay y tế có dùng nấu ăn được không? Hãy cùng Vật Tư Đông Anh giải đáp câu trả lời ngay nhé!
Hiện nay, có 2 loại găng tay y tế phổ biến là loại có bột và không bột:
1 – Găng tay y tế có bột: Nhiều người tiêu dùng thắc mắc găng tay y tế có bột là gì? Đây là loại găng tay có phủ lớp một lớp bột (thường là bột bắp) ở bên trong găng tay, giúp cho việc đeo găng và tháo găng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, găng tay y tế có bột lại KHÔNG được khuyên dùng trong nấu ăn bởi lớp bột này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn hoặc gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
2 – Găng tay y tế không có bột: Là loại áp dụng công nghệ phủ Polymer hoặc Clo để chống dính vào da khi đeo thay cho lớp bột bắp nên găng tay y tế không bột CÓ THỂ sử dụng để nấu ăn.
Theo Altametrics – Công ty cung cấp giải pháp cho Chuỗi nhà hàng, loại găng tay này đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra, đáp ứng được các thông số kỹ thuật về tính an toàn khi sử dụng trong ngành thực phẩm, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt và chứng nhận. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng găng tay y tế không bột để nấu ăn bởi những lý do sau đây:
- Đảm bảo an toàn vệ sinh, không có bột phát tán khi nấu ăn: Do không có lớp bột ở bên trong nên bạn sẽ không phải lo lắng phần bột phủ phát tán gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm hoặc bám trên các bề mặt mà bạn chạm vào như mặt bàn, bếp, tủ… gây mất thẩm mỹ.
- Hạn chế truyền tải vi khuẩn từ bột đến thực phẩm: Lớp bột trên găng tay có thể là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn và tác nhân gây bệnh. Găng tay không bột sẽ giúp hạn chế được vấn đề này, từ đó việc nấu ăn sẽ được đảm bảo vệ sinh hơn.
- Sự thoải mái và linh hoạt: Găng tay không bột thường mỏng, ôm sát và thoải mái hơn, giúp người sử dụng cảm nhận được thức ăn rõ hơn, chân thực hơn trong quá trình nấu ăn.
- Phù hợp cho cả những người có cơ địa mẫn cảm: Lớp bột trong găng tay y tế có thể gây dị ứng cho một số người có làn da mẫn cảm. Sử dụng găng tay y tế không bột sẽ hạn chế tối đa khả năng gây dị ứng bột găng tay y tế cho người sử dụng.
>>> Tìm hiểu thêm: Sử dụng găng tay y tế đúng cách sẽ mang lại sự thoải mái và linh hoạt hơn khi nấu ăn. Tham khảo ngay bài viết “đeo găng tay y tế” để nắm rõ hơn cách dùng và quy định sử dụng đúng chuẩn nhé.
Tham khảo 1 số sản phẩm chuyên dụng cho ngành chế biến thực phẩm đang được bán chạy nhất 2024:
- BAO TAY NITRILE THỰC PHẨM
- GĂNG TAY Y TẾ MÀU XANH
- GĂNG TAY CAO SU NITRILSTAT
- GĂNG TAY CAO SU MALAYSIA
2. 3 loại găng tay y tế không bột có thể sử dụng để nấu ăn
Phần 1 của bài viết đã giải đáp được cho bạn câu hỏi “Găng tay y tế có dùng nấu ăn được không?”. Ở phần 2 này, Vật tư công nghiệp Đông Anh sẽ giải đáp cho bạn những loại găng tay không bột có thể dùng trong nấu ăn.
Khi chọn mua găng tay y tế để nấu ăn, bạn cần chú ý lựa chọn đúng loại găng tay không bột để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những loại găng tay dưới đây đều là găng tay không bột và đáp ứng được các tiêu chí như:
- Được thiết kế sử dụng 1 lần để đảm bảo vệ sinh
- Có thể chống vi trùng, vi khuẩn,…
- Độ dài từ 2 – 15 inch
Mời bạn đọc cùng tham khảo!
Tiêu chí | Găng tay Nitrile | Găng tay Vinyl | Găng tay Latex |
Chất liệu | Cao su tổng hợp | Nhựa PVC | Cao su tự nhiên 100% |
Độ dày | 0,1 – 0,13mm | 0,1mm | 0,08 – 0,11mm |
Độ co giãn | 500 – 650% | 310 – 330% | 500 – 650% |
Độ linh hoạt | Găng tay bó sát, co giãn tốt, giúp dễ dàng cảm nhận được đồ ăn | Găng tay không ôm sát, độ co giãn không cao, khó cảm nhận đồ ăn | Găng tay mỏng nhẹ, co giãn tốt, cảm nhận đồ ăn vô cùng chân thực |
Độ sạch | Class 10 – 1000 | Class 100 – 100.000 | Class 10 – 1000 |
Chống nước, kháng dầu | AQL 1.5 – 4.0 | AQL 2.5 | AQL 2.5 |
Đối tượng sử dụng phù hợp |
Ngành thực phẩm, y tế, thí nghiệm, sản xuất linh kiện, spa, phun xăm thẩm mỹ,… | Ngành thực phẩm, dược phẩm, sản xuất linh kiện điện tử,… | Phù hợp hơn với các công việc trong bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở y tế, lĩnh vực sản xuất,… |
Thông qua bảng tổng hợp trên, có thể thấy rằng loại găng tay phù hợp nhất để nấu ăn là găng tay Nitrile, sau đó là găng tay Vinyl và găng tay Latex.
2.1. Găng tay không bột Nitrile
Một loại bao tay giúp bạn giải quyết hoàn toàn vấn đề găng tay y tế có dùng nấu ăn được không, đó là găng tay không bột Nitrile được làm từ chất liệu cao su tổng hợp, có độ bền cao, co giãn tốt, ít bị rách hay thủng.
Loại găng tay này có độ dày vừa phải, ôm sát ngón tay và bàn tay nên sẽ mang lại cảm giác chân thực, linh hoạt khi nấu ăn. Đặc điểm này của găng tay Nitrile sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình làm bếp, giúp bạn dễ dàng cảm nhận được món ăn, chẳng hạn như việc kiểm tra xem miếng thịt đã chín hay chưa, có độ mềm như thế nào…
Với khả năng chống nước, kháng dầu tốt (đạt tiêu chuẩn AQL 1.5 – 4.0), độ phòng sạch ở mức cao (Class 10 – 1000) và mức giá hợp lý khoảng 80.000 – 100.000 VND/ 50 đôi, găng tay Nitrile hoàn toàn phù hợp để nấu ăn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, găng tay không bột Nitrile còn có đa dạng màu sắc để lựa chọn, trong đó sản phẩm bán chạy và ứng dụng được trong nhiều ngành nghề nhất bao gồm: găng tay Nitrile đen, xanh dương.
2.2. Găng tay không bột Vinyl
Găng tay không bột Vinyl được làm từ nhựa PVC, không chứa cao su thiên nhiên và không có bột, không chứa amin nên có độ phòng sạch rất cao (Class 100 – 100.000) và cực kỳ an toàn khi sử dụng trong nấu ăn.
Loại găng tay này thường có màu trắng trong với thiết kế mềm mại, không ôm sát tạo cảm giác thoải mái nhưng lại không quá chân thực khi sử dụng. Chính vì đặc điểm này, găng tay Vinyl sẽ phù hợp hơn với những công việc làm bếp không đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.
Đây là loại găng tay có khả năng co giãn tốt, chống đâm thủng và kháng hóa chất cực tốt. Găng tay không bột Vinyl hoàn toàn đáp ứng mọi điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm này ít được sử dụng hơn so với găng tay Nitrile bởi giá thành khá cao, vào khoảng 100.000 – 130.000 VNĐ/50 đôi.
Phần lớn găng tay Vinyl trên thị trường có màu trắng trong suốt, bên cạnh đó còn có một số màu găng tay ít phổ biến hơn như màu xanh trong suốt, màu hồng trong suốt,…
2.3. Găng tay không bột Latex
Găng tay Latex cũng là một trong những loại găng tay y tế có thể dùng khi nấu ăn. Găng tay Latex trên thị trường thường có màu đặc trưng là màu trắng ngà để phân biệt với các loại găng tay khác. Găng tay không bột Latex được làm từ cao su tự nhiên 100%, co dãn tốt và có độ bền cao giúp hạn chế bị rách, thủng trong quá trình nấu ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh cho món ăn.
Dưới đây là những ưu nhược điểm của găng tay y tế Latex khi dùng trong nấu ăn:
- Ưu điểm vượt trội của găng tay Latex đó là sự mỏng nhẹ, mang lại cảm giác chân thực như lớp da thứ hai khi đeo lên tay. Từ đó đảm bảo linh hoạt, tăng độ chính xác, đặc biệt là khi phải cắt thái nguyên liệu mỏng, đều tay hay trang trí món ăn.
- Tuy nhiên, găng tay Latex lại không được ưu tiên sử dụng trong nấu ăn do Protein trong mủ cao su có khả năng gây kích ứng cho da, đặc biệt là những người có cơ địa mẫn cảm.
Để hiểu rõ hơn về găng tay không bột Latex, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết GĂNG TAY LATEX LÀ GÌ? 3 LỢI ÍCH & 7 ỨNG DỤNG
Ngoài 3 loại găng tay trên, bạn cũng có thể sử dụng găng tay Polyethylene (găng tay nilon nhựa PE dùng 1 lần) để nấu ăn. Tuy không phải găng tay y tế nhưng vẫn được sử dụng phổ biến trong nấu ăn bởi những đặc điểm như:
|
Bên cạnh các sản phẩm dùng để nấu ăn, chế biến thực phâm thì trong nhà bếp không thể thiếu được những sản phẩm găng tay chuyên dụng dùng để dọn dẹp. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm găng tay rửa bát, dọn dẹp cách nhiệt vào mùa đông, hãy tham khảo găng tay cao su lót nỉ nhé!
3. 5 thương hiệu găng tay y tế được khuyên dùng
Nội dung trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc găng tay y tế có dùng nấu ăn được không, cũng như gợi ý thêm 3 loại găng tay y tế có thể sử dụng trong khi nấu ăn. Vậy để có thể sử dụng găng tay y tế một cách tốt nhất, bạn cần lựa lựa chọn một thương hiệu găng tay y tế được chuyên gia khuyên dùng.
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu găng tay y tế khác nhau nên không thể tránh khỏi tình trạng tràn lan hàng giả, hàng nhái. Các loại găng tay y tế không đảm bảo chất lượng không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng món ăn mà còn dễ bị rách, thủng hoặc gây tác nhân gây dị ứng cho người dùng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những thương hiệu găng tay uy tín, được khuyên dùng như:
- EZCARE
- Khải Hoàn
- Shirudo
- Stat
- Xclean
Đây đều là những thương hiệu găng tay chất lượng cao, sản phẩm găng tay đều phải trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt. Việc sử dụng găng tay đảm bảo chất lượng sẽ giúp quá trình nấu ăn được đảm bảo an toàn tuyệt đối và chất lượng món ăn được nâng cao.
Công ty TNHH Vật tư Công nghiệp Đông Anh là nơi cung cấp đầy đủ những thương hiệu găng tay y tế này với chất lượng đảm bảo, đa dạng kích thước, màu sắc, chất liệu,… Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm bao tay y tế bán ở đâu để lựa chọn được địa điểm mua hàng phù hợp nhất nhé.
Xem thêm: TOP 9 găng tay phòng sạch Nitrile chống tĩnh điện CHẤT LƯỢNG – GIÁ TỐT
4. 5 lưu ý khi sử dụng găng tay y tế không bột trong nấu ăn
Biết được găng tay y tế có thể dùng trong nấu ăn và các loại găng tay được khuyên dùng, dưới đây là 5 lưu ý mà bạn cần xem xét khi lựa chọn và sử dụng găng tay y tế không bột trong nấu ăn:
1 – Chọn găng tay có kích thước phù hợp: Việc lựa chọn kích thước găng tay phù hợp, ôm sát bàn tay sẽ giúp việc nấu ăn trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.
Trước khi mua găng tay, bạn nên đo chiều dài bàn tay (từ cổ tay đến đầu ngón tay giữa) và chiều rộng bàn tay (phần rộng nhất của ngang bàn tay, từ cạnh ngoài ngón cái đến cạnh ngoài ngón út) để có thể lựa chọn size găng tay phù hợp nhất. Các kích thước găng tay phổ biến hiện nay bao gồm:
- Size S: Chiều dài bàn tay 16 – 18cm, chiều rộng bàn tay 7 – 8cm
- Size M: Chiều dài bàn tay 18 – 20cm, chiều rộng bàn tay 8 – 9cm
- Size L: Chiều dài bàn tay 20 – 22cm, chiều rộng bàn tay 9 – 10cm
Tham khảo thêm bài viết cách chọn kích thước găng tay y tế chính xác nhất hiện nay để hiểu rõ hơn về kích thước nào phù hợp với bàn tay của mình nhé!
2 – Sử dụng găng tay riêng biệt cho các loại thực phẩm: Bạn nên sơ chế thực phẩm sống trước và sau đó đổi găng tay để nấu ăn. Việc này sẽ giúp đảm bảo tối đa an toàn vệ sinh thực phẩm và tránh sự lây lan vi khuẩn giữa các loại thực phẩm sống, thực phẩm thô, thực phẩm chín…
3 – Làm sạch và khô ráo tay trước khi đeo: Việc này sẽ giúp bàn tay thật sự sạch sẽ và khô ráo trước khi đeo để tránh tình trạng tay ẩm ướt và tích tụ vi khuẩn. Các chuyên gia y tế khuyên về cách sử dụng găng tay y tế rằng thay vì rửa tay bằng xà phòng, chất tẩy rửa,… bạn nên sử dụng nước rửa tay có chứa cồn để gia tăng khả năng làm sạch nhanh và đảm bảo bàn tay thực sự khô ráo trước khi đeo găng tay.
4 – Chỉ sử dụng găng tay 1 lần: Găng tay y tế là loại găng tay chỉ sử dụng 1 lần. Trong quá trình chế biến thực phẩm như thịt, cá,… rất nhiều vi khuẩn có thể còn đọng lại trên găng tay cũ. Do đó, khi đã tháo găng tay thì bạn nên vứt bỏ ngay thay vì tái sử dụng nhiều lần. Đặc biệt, khi găng tay bị dính bẩn hoặc không may bị rách, thủng trong quá trình nấu ăn thì bạn cũng cần thay ngay lập tức để đảm bảo an toàn thực phẩm.
5 – Bảo quản găng tay ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao: Việc này sẽ giúp găng tay luôn giữ được trạng thái sinh học tốt nhất và tránh trường hợp bị tác động bởi nhiệt độ dẫn đến tình trạng chảy cao su.
Theo dõi chi tiết công dụng của găng tay y tế trong bài viết “Găng tay y tế dùng để làm gì?”
Như vậy, loại găng tay y tế không bột hoàn toàn có thể sử dụng để nấu ăn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi găng tay y tế có dùng nấu ăn được không và lựa chọn được loại găng tay phù hợp nhất. Khi sử dụng, bạn cần lưu ý không dùng chung găng tay cho nhiều loại thực phẩm, làm sạch tay trước khi đeo, không tái sử dụng và bảo quản găng tay đúng cách.
Nếu còn thắc mắc về việc sử dụng găng tay y tế, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với Công ty TNHH VẬT TƯ CÔNG NGHIỆP ĐÔNG ANH theo thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp nhé!
- Trụ sở chính: Xóm Bãi, Uy Nỗ, Huyện Đông Anh, TP Hà Nội, Vietnam.
- Tel: 098 804 6655